Triển khai khu công nghiệp lớn nhất Bình Thuận tại La Gi và Hàm Tân (15.11.2021)
Khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị Becamex VSIP Bình Thuận tại La Gi và Hàm Tân có quy mô hàng tỷ USD, nếu được triển khai dự án này sẽ tạo lực đẩy giúp thị trường bất động sản tại đây trở nên cực kỳ sôi động.
La Gi - Trung tâm kinh tế lớn nhất khu vực Nam Bình Thuận
Cuối năm 2020, UBND Bình Thuận công bố chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp – dịch vụ - đô thị Becamex VSIP Bình Thuận tại La Gi và Hàm Tân. Đây là dự án đầu tư liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC (Việt Nam) và các công ty do tập đoàn Sembcorp Development (Singapore). Dự án có quy mô diện tích lên đến 4.984 ha.
Bình Thuận hiện có 9 khu công nghiệp với tổng quy mô 3.000 ha, gồm khu công nghiệp Phan Thiết 100 ha; khu công nghiệp Tuy Phong 150 ha; khu công nghiệp Hàm Kiệm gần 600 ha, khu công nghiệp sông Bình 300 ha, khu công nghiệp Tân Đức 150 ha, khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 hơn 1.000 ha và Sơn Mỹ 2 gần 600 ha. Tổng 9 khu công nghiệp hiện hữu tại Bình Thuận chỉ bằng một nửa quy mô Becamex VSIP Bình Thuận.
Kế hoạch đầu tư khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Thuận được kỳ vọng sẽ thu hút hàng trăm các doanh nghiệp trong và ngoài nước với dòng vốn đầu tư hàng tỷ USD. Hai địa phương La Gi và Hàm Tân cũng sẽ được hưởng lợi rất lớn từ dự án này. Đặc biệt là thị xã La Gi, với việc đón nhận nhiều dự án tỷ đô đầu tư trên địa bàn, hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở khu vực phía Nam Bình Thuận.
La Gi - Trung tâm kinh tế lớn nhất khu vực Nam Bình Thuận
Cuối năm 2020, UBND Bình Thuận công bố chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp – dịch vụ - đô thị Becamex VSIP Bình Thuận tại La Gi và Hàm Tân. Đây là dự án đầu tư liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC (Việt Nam) và các công ty do tập đoàn Sembcorp Development (Singapore). Dự án có quy mô diện tích lên đến 4.984 ha.
Bình Thuận hiện có 9 khu công nghiệp với tổng quy mô 3.000 ha, gồm khu công nghiệp Phan Thiết 100 ha; khu công nghiệp Tuy Phong 150 ha; khu công nghiệp Hàm Kiệm gần 600 ha, khu công nghiệp sông Bình 300 ha, khu công nghiệp Tân Đức 150 ha, khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 hơn 1.000 ha và Sơn Mỹ 2 gần 600 ha. Tổng 9 khu công nghiệp hiện hữu tại Bình Thuận chỉ bằng một nửa quy mô Becamex VSIP Bình Thuận.
Kế hoạch đầu tư khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Thuận được kỳ vọng sẽ thu hút hàng trăm các doanh nghiệp trong và ngoài nước với dòng vốn đầu tư hàng tỷ USD. Hai địa phương La Gi và Hàm Tân cũng sẽ được hưởng lợi rất lớn từ dự án này. Đặc biệt là thị xã La Gi, với việc đón nhận nhiều dự án tỷ đô đầu tư trên địa bàn, hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở khu vực phía Nam Bình Thuận.
Bất động sản ven biển La Gi dự báo sôi động trong thời gian tới |
Đặc biệt, giới đầu tư dự báo, thị trường địa ốc La Gi sẽ phát triển mạnh chưa từng có. Trong đó các khu phức hợp, khu dân cư, bất động sản ven biển phục vụ cho du lịch, nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm logistic, kho bãi phục vụ cho công nghiệp... được cho là sẽ thu hút khách hàng có nhu cầu an cư hoặc đầu tư.
La Gi hội tụ thiên thời – địa lợi – nhân hòa
Theo TS Trần Nguyễn Minh Hải, Đại học Ngân hàng TP.HCM, các doanh nghiệp lớn lựa chọn La Gi và Hàm Tân để triển khai khu công nghiệp lớn tại Bình Thuận chứng tỏ tiềm năng to lớn của khu vực này. La Gi đang là địa phương có nhiều lợi thế tại Bình Thuận để phát triển thị trường bất động sản khi hội tụ đủ các yếu tố thiên thời – địa lợi – nhân hòa. Hàng loạt các đòn bẩy về hạ tầng, nâng cấp hành chính, thu hút đầu tư đều diễn ra đồng loạt trước thời điểm La Gi lên thành phố.
La Gi hội tụ thiên thời – địa lợi – nhân hòa
Theo TS Trần Nguyễn Minh Hải, Đại học Ngân hàng TP.HCM, các doanh nghiệp lớn lựa chọn La Gi và Hàm Tân để triển khai khu công nghiệp lớn tại Bình Thuận chứng tỏ tiềm năng to lớn của khu vực này. La Gi đang là địa phương có nhiều lợi thế tại Bình Thuận để phát triển thị trường bất động sản khi hội tụ đủ các yếu tố thiên thời – địa lợi – nhân hòa. Hàng loạt các đòn bẩy về hạ tầng, nâng cấp hành chính, thu hút đầu tư đều diễn ra đồng loạt trước thời điểm La Gi lên thành phố.
Những khu phức hợp đô thị thương mại biển sẽ xuất hiện tại La Gi. |
La Gi đang thu hút mạnh vốn đầu tư với hàng loạt các dự án tỷ USD từ nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước như AES (Virginia, Mỹ), liên doanh Becamex - VSIP, Danh Khôi,... Theo Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Thuận, gần 40 dự án sẽ được triển khai tại La Gi trong giai đoạn 2021-2022, trước thời điểm thị xã được nâng cấp lên thành phố theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2025.
Ngoài ra, các công trình hạ tầng giao thông có lợi cho sự phát triển của La Gi đang đồng loạt được triển khai. Trong đó, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được coi là công trình trọng điểm. Khi cao tốc này đi qua các khu vực của Bình Thuận, La Gi là địa phương hưởng lợi nhiều nhất nhờ sở hữu vị trí cửa ngõ, nơi đầu tiên cao tốc phải chạy qua trước khi tới Kê Gà, Mũi Né, Phan Thiết.
Để tăng thêm lực đẩy cho khu vực phía Nam, Bình Thuận cũng đang gấp rút triển khai hai trục đường kết nối từ cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đến Hàm Tân rồi thẳng đến La Gi. Nhờ những công trình này, thời gian di chuyển TP.HCM - La Gi chỉ còn khoảng 1,5 giờ; từ sân bay Phan Thiết hoặc sân bay Long Thành đến La Gi còn 1 giờ.
Mới đây Tỉnh ủy Bình Thuận đã đồng ý đề xuất nâng cấp thị xã La Gi trở thành thành phố trực thuộc tỉnh và tiến hành nâng cấp, mở rộng các tuyến đường quan trọng. Lãnh đạo địa phương cũng khẳng định, La Gi là địa bàn quan trọng trong phát triển kinh tế phía Nam của tỉnh và kết nối với Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngoài ra, các công trình hạ tầng giao thông có lợi cho sự phát triển của La Gi đang đồng loạt được triển khai. Trong đó, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được coi là công trình trọng điểm. Khi cao tốc này đi qua các khu vực của Bình Thuận, La Gi là địa phương hưởng lợi nhiều nhất nhờ sở hữu vị trí cửa ngõ, nơi đầu tiên cao tốc phải chạy qua trước khi tới Kê Gà, Mũi Né, Phan Thiết.
Để tăng thêm lực đẩy cho khu vực phía Nam, Bình Thuận cũng đang gấp rút triển khai hai trục đường kết nối từ cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đến Hàm Tân rồi thẳng đến La Gi. Nhờ những công trình này, thời gian di chuyển TP.HCM - La Gi chỉ còn khoảng 1,5 giờ; từ sân bay Phan Thiết hoặc sân bay Long Thành đến La Gi còn 1 giờ.
Mới đây Tỉnh ủy Bình Thuận đã đồng ý đề xuất nâng cấp thị xã La Gi trở thành thành phố trực thuộc tỉnh và tiến hành nâng cấp, mở rộng các tuyến đường quan trọng. Lãnh đạo địa phương cũng khẳng định, La Gi là địa bàn quan trọng trong phát triển kinh tế phía Nam của tỉnh và kết nối với Bà Rịa - Vũng Tàu.
(Nguồn: https://plo.vn/trien-khai-khu-cong-nghiep-lon-nhat-binh-thuan-tai-la-gi-va-ham-tan-post656876.html)
Chuyên mục:
CaoTocDauGiayPhanThiet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét