Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tạo ‘cú hích’ cho Đồng Nai, Bình Thuận (30.09.2020)
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ rút ngắn hành trình từ TPHCM đến các trung tâm kinh tế, du lịch, mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực Nam Trung Bộ, khắc phục tình trạng ách tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông, giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá… sẽ là “cú hích” cho các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận phát triển kinh tế - xã hội.
Sáng 30/9, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với UBND hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận tổ chức lễ khởi công dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Đây là một trong 3 dự án thành phần thuộc một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 được khởi công sáng nay, cùng với hai dự án khác là Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận) và Mai Sơn - QL45 (Thanh Hoá).
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, nêu rõ phát triển hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông, là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước và là một trong ba đột phá chiến lược của đất nước.
Thời gian qua, việc đầu tư và đưa vào sử dụng các tuyến đường cao tốc đã có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, trở thành động lực đánh thức tiềm năng của nhiều vùng, miền. Đường cao tốc mở đến đâu, kinh tế ở đó phát triển, người dân được hưởng lợi từ sự đầu tư, phát triển này.
Sáng 30/9, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với UBND hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận tổ chức lễ khởi công dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Đây là một trong 3 dự án thành phần thuộc một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 được khởi công sáng nay, cùng với hai dự án khác là Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận) và Mai Sơn - QL45 (Thanh Hoá).
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, nêu rõ phát triển hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông, là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước và là một trong ba đột phá chiến lược của đất nước.
Thời gian qua, việc đầu tư và đưa vào sử dụng các tuyến đường cao tốc đã có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, trở thành động lực đánh thức tiềm năng của nhiều vùng, miền. Đường cao tốc mở đến đâu, kinh tế ở đó phát triển, người dân được hưởng lợi từ sự đầu tư, phát triển này.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát lệnh khởi công dự án |
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phân tích: Khi hoàn thành, tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam sẽ kết nối các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm với các cảng biển, cảng hàng không, khu công nghiệp. Vì vậy tuyến đường có ý nghĩa kinh tế xã hội, chính trị to lớn đối với đất nước nói chung, đối với các địa phương có tuyến đường đi qua nói riêng.
Đối với hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, việc triển khai dự án sẽ kết nối, phát huy hiệu quả các đoạn đường bộ cao tốc đã và đang được đầu tư. Dự án rút ngắn hành trình từ TPHCM đến các trung tâm kinh tế, du lịch; mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực Nam Trung Bộ; khắc phục tình trạng ách tắc giao thông và giảm tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra trên QL 1A, giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá giữa khu vực đầu mối trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với khu vực Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ cũng như từ Bắc vào Nam. Qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến, các khu du lịch sinh thái dọc biển của Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà.
Đối với hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, việc triển khai dự án sẽ kết nối, phát huy hiệu quả các đoạn đường bộ cao tốc đã và đang được đầu tư. Dự án rút ngắn hành trình từ TPHCM đến các trung tâm kinh tế, du lịch; mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực Nam Trung Bộ; khắc phục tình trạng ách tắc giao thông và giảm tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra trên QL 1A, giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá giữa khu vực đầu mối trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với khu vực Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ cũng như từ Bắc vào Nam. Qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến, các khu du lịch sinh thái dọc biển của Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cùng lãnh đạo Bộ GTVT và hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận thực hiện nghi thức khởi công dự án |
“Với vai trò như vậy, tuyến cao tốc Phan Thiết - Đồng Nai khi hoàn thành sẽ là cú hích cho các tỉnh và khu vực dự án đi qua mà trực tiếp là tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và góp phần khai thác hết các tiềm năng, thế mạnh của các địa phương”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan bám sát thực địa, chỉ đạo quyết liệt và có biện pháp hiệu quả đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công dự án; hoàn thành công trình với chất lượng cao, sớm đưa dự án vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư. Các chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan liên quan thực hiện đúng quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng và bảo đảm tiến độ, chất lượng, bảo đảm an toàn trong quá trình thi công dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát và vi phạm pháp luật.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết dự án thành phần cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua địa phận 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, có chiều dài khoảng 99 km (đoạn qua Bình Thuận dài 47,5km; đoạn qua Đồng Nai dài 51,5km), dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan bám sát thực địa, chỉ đạo quyết liệt và có biện pháp hiệu quả đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công dự án; hoàn thành công trình với chất lượng cao, sớm đưa dự án vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư. Các chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan liên quan thực hiện đúng quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng và bảo đảm tiến độ, chất lượng, bảo đảm an toàn trong quá trình thi công dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát và vi phạm pháp luật.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết dự án thành phần cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua địa phận 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, có chiều dài khoảng 99 km (đoạn qua Bình Thuận dài 47,5km; đoạn qua Đồng Nai dài 51,5km), dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông phát biểu tại lễ khởi công |
Cao tốc được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h, tổng mức đầu tư điều chỉnh là 12.577 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng là 7.201 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án Thăng Long, Bộ GTVT tổ chức thực hiện và quản lý.
Đến nay, dự án này đã cơ bản hoàn thành việc giải phóng mặt bằng và đền bù cho người dân. Ngoài cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, trong sáng nay, Bộ GTVT phối hợp với các địa phương liên quan khởi công 2 dự án khác, gồm: Dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Dự án thành phần Mai Sơn- QL45. Để thực hiện các dự án thành phần thuộc đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017- 2020, Bộ GTVT đã phân công các Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo từng dự án cụ thể.
Đến nay, dự án này đã cơ bản hoàn thành việc giải phóng mặt bằng và đền bù cho người dân. Ngoài cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, trong sáng nay, Bộ GTVT phối hợp với các địa phương liên quan khởi công 2 dự án khác, gồm: Dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Dự án thành phần Mai Sơn- QL45. Để thực hiện các dự án thành phần thuộc đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017- 2020, Bộ GTVT đã phân công các Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo từng dự án cụ thể.
(Nguồn: https://tienphong.vn/cao-toc-phan-thiet-dau-giay-tao-cu-hich-cho-dong-nai-binh-thuan-post1278496.tpo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét