Kéo dài đường băng và nhà ga sân bay Phan Thiết (19.01.2018)
Ngày 19-1, tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến về việc bổ sung quy hoạch sân bay Phan Thiết vào quy hoạch mạng cảng hàng không Việt Nam và giao Bộ GTVT tổ chức phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sân bay Phan Thiết từ cấp 4C lên 4E.
Cụ thể yêu cầu Bộ GTVT sớm tổng hợp ý kiến của UBND tỉnh Bình Thuận và các bộ, cơ quan liên quan về cấp, vị trí, vai trò, chức năng, tính chất sử dụng sân bay Phan Thiết. Ngoài ra còn làm rõ sự cần thiết điều chỉnh cảng hàng không Phan Thiết từ cấp 4C lên 4E để kéo dài đường cất hạ cánh từ 2.400 m lên 3.050 m trong giai đoạn trước năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ.
Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương thực hiện các ý kiến chỉ đạo và báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp tới. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ GTVT bố trí lịch họp để Phó Thủ tướng xem xét, xử lý cụ thể.
Trước đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn gửi Cục Hàng không Việt Nam liên quan đến việc xin điều chỉnh cục bộ một số hạng mục của sân bay Phan Thiết.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, dự kiến Cảng hàng không Phan Thiết sẽ đưa vào khai thác cuối kỳ của giai đoạn đầu tư theo quy hoạch đến năm 2020 nên thời gian khai thác rất ngắn, sau năm 2020 lại tiếp tục nâng cấp sẽ gây lãng phí.
UBND tỉnh Bình Thuận cho biết hiện nay các hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam không khai thác các loại máy bay Bombardier; FOKKER-70 như trong quy hoạch mà thay vào đó là các loại máy bay đời mới A350-900; B737; A321…
Ngoài ra, các máy bay loại lớn (nhóm E) của các hãng hàng không nước ngoài đến VN ngày càng tăng, đặc biệt là du khách, chủ yếu là người Nga đến Phan Thiết nghỉ dưỡng với mong muốn có đường bay thẳng đến Phan Thiết. Do đó việc mở rộng đường băng, vị trí đỗ, nhà ga để khai thác máy bay nhóm E là cần thiết.
Cụ thể sẽ mở rộng, kéo dài đường băng; thay đổi vị trí sân đỗ máy bay. Nhà ga sân bay cũng được điều chỉnh từ 5.000 m2 lên 19.200 m2; đảm bảo đón 1.000 hành khách/giờ cao điểm.
Sân bay Phan Thiết được đặt ở xã Thiện Nghiệp, ngoại ô TP Phan Thiết, là sân bay lưỡng dụng, có tổng diện tích 542 ha. Vốn ban đầu dự kiến là 5.600 tỉ đồng (chưa tính phát sinh chi phí từ đường băng 4C lên 4E). Dự án sân bay Phan Thiết đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương xây dựng vào năm 2014. Trong đó, Bộ Quốc phòng được giao là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với khu bay quân sự theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) và UBND tỉnh Bình Thuận là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT).
Cụ thể yêu cầu Bộ GTVT sớm tổng hợp ý kiến của UBND tỉnh Bình Thuận và các bộ, cơ quan liên quan về cấp, vị trí, vai trò, chức năng, tính chất sử dụng sân bay Phan Thiết. Ngoài ra còn làm rõ sự cần thiết điều chỉnh cảng hàng không Phan Thiết từ cấp 4C lên 4E để kéo dài đường cất hạ cánh từ 2.400 m lên 3.050 m trong giai đoạn trước năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ.
Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương thực hiện các ý kiến chỉ đạo và báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp tới. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ GTVT bố trí lịch họp để Phó Thủ tướng xem xét, xử lý cụ thể.
Trước đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn gửi Cục Hàng không Việt Nam liên quan đến việc xin điều chỉnh cục bộ một số hạng mục của sân bay Phan Thiết.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, dự kiến Cảng hàng không Phan Thiết sẽ đưa vào khai thác cuối kỳ của giai đoạn đầu tư theo quy hoạch đến năm 2020 nên thời gian khai thác rất ngắn, sau năm 2020 lại tiếp tục nâng cấp sẽ gây lãng phí.
UBND tỉnh Bình Thuận cho biết hiện nay các hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam không khai thác các loại máy bay Bombardier; FOKKER-70 như trong quy hoạch mà thay vào đó là các loại máy bay đời mới A350-900; B737; A321…
Ngoài ra, các máy bay loại lớn (nhóm E) của các hãng hàng không nước ngoài đến VN ngày càng tăng, đặc biệt là du khách, chủ yếu là người Nga đến Phan Thiết nghỉ dưỡng với mong muốn có đường bay thẳng đến Phan Thiết. Do đó việc mở rộng đường băng, vị trí đỗ, nhà ga để khai thác máy bay nhóm E là cần thiết.
Cụ thể sẽ mở rộng, kéo dài đường băng; thay đổi vị trí sân đỗ máy bay. Nhà ga sân bay cũng được điều chỉnh từ 5.000 m2 lên 19.200 m2; đảm bảo đón 1.000 hành khách/giờ cao điểm.
Sân bay Phan Thiết được đặt ở xã Thiện Nghiệp, ngoại ô TP Phan Thiết, là sân bay lưỡng dụng, có tổng diện tích 542 ha. Vốn ban đầu dự kiến là 5.600 tỉ đồng (chưa tính phát sinh chi phí từ đường băng 4C lên 4E). Dự án sân bay Phan Thiết đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương xây dựng vào năm 2014. Trong đó, Bộ Quốc phòng được giao là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với khu bay quân sự theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) và UBND tỉnh Bình Thuận là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT).
Vị trí sân bay Phan Thiết. |
(Nguồn: https://plo.vn/keo-dai-duong-bang-va-nha-ga-san-bay-phan-thiet-post469453.html)
Chuyên mục:
SanBayPhanThiet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét